Wellcome to Royal International School - Trường Đào Tạo Ngoại Ngữ Hoàng Gia - Trường đào tạo và phát triển Anh Ngữ đỉnh cao với các chương trình đào tạo hấp dẫn : Anh Văn Thiếu Nhi - Anh Văn Giao Tiếp - Luyện Thi TOEIC - IELTS... Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0937.26.1618

học tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

dạy tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Vì sao trẻ không nghe lời- Nguyên nhân của việc trẻ không nghe lời

Vì sao trẻ không nghe lời- Nguyên nhân của việc trẻ không nghe lời

Trẻ không nghe lời khiến là việc rất nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, trước tiên cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ không nghe lời, chỉ khi đã tìm hiểu rõ ngọn nguồn thì mới có cách giải quyết hiệu quả.

 

Quản thúc trẻ quá nghiêm khắc.


Các bậc phụ huynh thời nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con, nhưng cũng rất nhiều người đã bỏ qua những vấn đề chi tiết trong phương pháp giáo dục con mình. Khi trẻ lớn dần, chúng sẽ suy nghĩ độc lập hơn, nếu cha mẹ không để ý đến những thay đổi nhỏ đó, vẫn bảo vệ và quản thúc trẻ như hồi còn bé, điều đó sẽ gây ra một loạt tác động tiêu cực.
Vậy việc đầu tiên cha mẹ nên làm là học cách tôn trọng  con. Không đứa trẻ nào muốn bị cha mẹ quản thúc quá nghiêm khắc. Cha mẹ nên thả lỏng con mình một cách hợp lý, cho trẻ một khoảng không gian nhất định, lúc nên chơi thì chơi thật thoải mái, lúc nên học thì học thật nghiêm túc.


Phương pháp giáo dục sai lầm.


Trên thực tế, có rất nhiều cha mẹ giáo dục con không  đúng cách và đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Khiến trẻ trở nên bạo lực và lì lợmViệc cha mẹ thường xuyên đánh đòn trẻ hay áp dụng những phương pháp giáo dục không hợp lý khiên tuổi thơ của con không còn sự vô tư nữa. Những trận đòn không chỉ gây ra đau đớn về thể xác mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần. Trẻ sẽ thấy căm ghét cha mẹ sau những trận đòn. Lâu dần, khoảng cách giữa trẻ và cha mẹ ngày càng xa, khó lòng rút ngắn lại được. Trẻ cũng có cái tôi, có lòng tự trọng như người lớn nên việc đánh đập của người thân, nhất là điều này diễn ra trước mặt người khác – đồng nghĩa với việc lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Những trận đòn diễn ra liên tục khiến trẻ nảy sinh ra tâm lý phản kháng bằng cách phản ứng ngược hoặc tỏ thái độ lì lợm.
  • Biến trẻ thành “gà công nghiệp”: Tâm lý nuông chiều trẻ, tâm lý lo lắng sợ trẻ không tự làm được, sợ trẻ vất vả hay mất thời gian học tập làm cho nhiều bậc phụ huynh luôn làm thay con tất cả mọi chuyện. Trong nhiều gia đình trẻ học đến cấp 3 nhưng cũng chưa biết cách đi xe đạp, chưa biết phụ giúp bố mẹ những việc vặt như dọn dẹp nhà cửa, thậm chí quần áo cũng không biết tự gấp. Việc quá cưng chiều trẻ từ nhỏ sẽ hình thành cho trẻ tâm lý ỷ lại, lười nhác kém tự lập.
  • Quá cưng chiều trẻ: Khi trẻ con nhỏ, cha mẹ đều có tâm lý chung là nên chiều theo ý con vì “con còn nhỏ có biết gì đâu”. Cha mẹ đáp ứng tất cả những yêu cầu, ngay cả những yêu cầu vô lý, ngang ngược. Điều này tạo cho trẻ một thói quen xấu và khi lớn lên trẻ rất khó thay đổi. Trẻ sống vô lo vô nghĩ trong cảnh “cơm bưng, nước rót” sẽ mất đi những phẩm chất tốt đẹp như: sự sáng tạo, sự chịu khó và trở nên kiêu căng, ngang bướng, hay đòi hỏi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
");