Wellcome to Royal International School - Trường Đào Tạo Ngoại Ngữ Hoàng Gia - Trường đào tạo và phát triển Anh Ngữ đỉnh cao với các chương trình đào tạo hấp dẫn : Anh Văn Thiếu Nhi - Anh Văn Giao Tiếp - Luyện Thi TOEIC - IELTS... Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0937.26.1618

học tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

dạy tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
bảng chữ cái tiếng Việt 123VIETNAMESE

Khi bắt đầu học một ngôn ngữ, chúng ta phải bắt đầu bằng bảng chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái. Tiếng Việt không có w và z, j, như trong tiếng Anh.
- Hệ thống Nguyên âm: Tiếng Việt có 9 nguyên âm đơn: a, e, ê, i, o, ô, u, ơ, ư; 3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ và 2 nguyên âm ngắn: ă, â
- Hệ thống phụ âm:
* Phụ âm đơn: 17: b, c, d, đ, g, h,  k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
* Phụ âm đôi: gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết tính nên âm tiết (hay gọi là tiếng) được phát âm tách rời nhau. Vì vậy sẽ có từ có một âm tiết như sách, vở… nhưng có nhiều từ được cấu tạo trên hai âm tiết như: vui vẻ, hạnh phúc …Do đó người nước ngoài học tiếng Việt muốn phát âm tốt trước hết cần phát âm tốt từng âm tiết, từng nhóm âm tiết. Ví dụ: cảm ơn phải phát âm rõ “cảm” và “ơn”. Đối với người nước ngoài khi mới học nên nói chậm, rõ từng âm tiết một sau đó nói nhanh dần lên. Điều này cho thấy phát âm rất quan trọng trong tiếng Việt vì nếu nói sai 1 từ thì người Việt không hiểu trong khi nếu nói sai ngữ pháp thì người Việt vẫn có thể hiểu.
Hết trình độ A thì nghe nói với người bình thường phải cơ bản. Sau đó giáo viên nâng cao với những bài nghe khó hơn, nghe bài hát, nghe hội thoại ở trình độ B. Trình độ C cần phải nghe các audio dài và tập nghe radio. Trong lúc luyện nghe thì phải kết hợp luyện nói và phát âm vì đây là các kỹ năng hỗ trợ cần thiết. Nếu học sinh học để thi chứng chỉ thì cần luyện đủ 3 dạng nghe: nghe – điền từ, nghe – chọn đúng/sai, nghe – chọn câu trả lời đúng nhất. Nhưng nếu học sinh học để giao tiếp, để dự hội thảo, tức là nghe thực sự thì luyện nhiều với dạng nghe – hiểu (nghe – chọn câu trả lời). Giáo viên phải hiểu rõ nhất trình độ của học sinh để có những bài nghe phù hợp, nếu không học sinh sẽ rất chán vì họ thấy quá khó.Kỹ năng nghe tiếng ViệtKinh nghiệm học nghe: ghi lại file audio của giáo viên và nghe đi nghe lại nhiều lần (vì CD chất lượng không tốt), nghe bài hát (nếu học sinh thích). Và đặc biệt là giao tiếp càng nhiều càng tốt, càng với nhiều người càng rèn luyện được khả năng nghe và phản xạ ngôn ngữ. Vì thế, càng học tiếng Việt ở mức độ cao càng phải nói chuyện nhiều, nói chuyện, nói chuyện và nói chuyện. Tất nhiên, nói chuyện phải để học, nên giáo viên cần phải dừng học sinh lại để sửa phát âm, sửa đi sửa lại từ đó, và học sinh phải có vở để take note những từ và những cụm từ, mẫu câu cần phải ghi nhớ. Theo kinh nghiệm của tôi, một người thích nói chuyện, thích giao tiếp thường học ngoại ngữ tốt hơn một người thích học ngữ pháp và học trong sách vở.Trình độ B nếu chỉ học trong sách thì rất khó tiến bộ, vì ngữ pháp là quá nhiều và quá vụn, vì vậy tốt hơn nên nói chuyện theo các chủ đề để có vốn từ mới nhiều hơn và giáo viên phải khéo léo lồng vào những mẫu câu mới mà học sinh không biết và giải thích cho họ.


Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt: đây là bước đầu tiên cần phải giới thiệu cho người học tiếng Việt, cũng như khi chúng ta học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy. Mục đích là gì: để người đọc biết cách phát âm chuẩn các chữ cái, ví dụ khi nhìn thấy các chữ có âm “a” thì phát âm mở “a”, kết hợp với phụ âm ở trước. Vì chỉ cần nhớ cách phát âm phụ âm và nguyên âm là có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà không cần biết nghĩa. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái như “mờ, nờ, pờ, ….” (điều này giống như các ngôn ngữ khác vậy). Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất 1 cách đọc bảng chữ cái , tốt nhất đọc theo cách đọc phổ biến được coi là chuẩn hiện nay (a,bờ, cờ thay vì a, bê, xê….)
Khi học bảng chữ cái tiếng Việt, nên cho học sinh viết lại để học cách viết chữ cái Latinh, nhất là đối với học sinh sử dụng hệ kí tự tượng hình như tiếng Trung hoặc không phải tiếng Latinh (Nhật, Hàn, Thái Lan…)
phát âm tiếng Việt
Trong khi học tiếng Việt, với người nước ngoài khó nhất là thanh điệu. Tiếng Việt là một trong ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn # bán # bạn…
Đối với cách học thanh điệu tiếng Việt và nhận biết thanh điệu phải vẽ sơ đồ để học sinh hình dung với dấu sắc, giọng như thế nào, dấu huyền giọng như thế nào, giọng cao hay thấp, dài hay ngắn, thẳng hay gẫy…Và đây là chìa khóa để phát âm tiếng Việt tốt và nói tiếng Việt như người Việt. Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên luyện cho học sinh trong suốt khóa học chứ không phải chỉ trong buổi đầu tiên. Giáo viên nên nói chậm và dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang….để học sinh nhớ đi nhớ lại và cố gắng nói dấu chính xác. Việc luyện này cần kết hợp với luyện viết (ví dụ điền thanh điệu vào các từ trong đoạn văn hoặc đọc cho học sinh viết những câu, đoạn đơn giản để học sinh viết đúng. Khi đó họ nhớ đúng dấu, nghĩa là họ sẽ có ý thức nói đúng thanh điệu đó. Và đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng để nghe và nói tiếng Việt tốt. (mặc dù đối với bài tập luyện kiểu này học sinh rất chán và nản nên cần làm ít một, mỗi ngày một ít, nhưng thường xuyên là quan trọng)
Về cách đánh vần : thực ra đối với học sinh nước ngoài không cần đánh vần như học sinh Việt Nam: Ví dụ: Huyền = hờ uyên huyên huyền huyền. Họ không thể nhớ quy tắc phức tạp đó, và cũng không để làm gì. Vì thế, giáo viên chỉ cần giới thiệu cho họ 1 âm tiết tiếng Việt luôn được cấu tạo bằng cách ghép âm và vần. (Vần =  nguyên âm + phụ âm) là đủ. Mà điều này cũng không cần thiết. Việc học đánh vần này đã có bảng phát âm để luyện tập rất phù hợp.
Đối với trình độ A, nên bắt đầu bằng nghe giáo viên nói, càng nhiều càng tốt. Giáo viên phải thường xuyên hỏi đi hỏi lại các mẫu câu đã học áp dụng với các từ đã học vào những tình huống trong cuộc sống (càng gắn với thực tế của học sinh càng tốt, vì học sinh sẽ muốn nói hơn nữa và học sinh sẽ nhớ lâu hơn). Sau bài 7 thì có thể cho học sinh làm quen với audio đơn giản, có thể lúc đầu là thu âm giọng của giáo viên đó hoặc giáo viên khác.
Để nói tiếng Việt tốt, học sinh cần phải có vốn từ cơ bản và ngữ pháp cơ bản. Tức là hết trình độ A là họ có thể nói mọi thứ ở mẫu câu đơn giản.
Trình độ C thì phải sử dụng nhiều tiếng lóng, từ ngữ thông dụng và cách nói chuyện tự nhiên. Khi học tiếng Việt, học sinh không nên học quá nặng về ngữ pháp, nghĩa là không nên làm quá nhiều bài tập. Giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần giải thích ngữ pháp cho học sinh và luyện nói đến khi nào học sinh sử dụng thuần thục ngữ pháp đó chứ không phải làm quá nhiều bài tập.  Vì cũng theo kinh nghiệm của tôi, những học sinh học bài bản ngữ pháp có thể nghe hiểu tốt nhưng phản xạ nói lại rất chậm, vì họ luôn cố gắng nhớ lại và nói đúng ngữ pháp. Họ sợ nói sai. Vì vậy nguyên tắc khi luyện nói cho học sinh là giáo viên phải luôn động viên họ: ĐỪNG SỢ NÓI SAI. CỨ NÓI




 Head office : 61 street D5, ward 25, Binh Thanh district, HCM city.
Binh Dương: A1B101 Becamex Apartment, An Phú Ward, Thuan An District, Binh Duong Province
Website: www.truonghoanggia.edu.vn - Email: truonghoanggiasaigon@gmail.com
Tel :  0937261618 (Ms. Hanh)

1 nhận xét:

Mình nghĩ cái quan trọng là tập trung vào mục tiêu của học viên. Nếu mục tiêu của họ là học để giao tiếp thì không nhất thiết phải học theo kiểu giáo trình level A, B hay C. Hoàn toàn có thế áp dụng phương pháp dạy thực để giúp họ giao tiếp được nhanh hơn rất nhiều.

Đăng nhận xét

 
");