Wellcome to Royal International School - Trường Đào Tạo Ngoại Ngữ Hoàng Gia - Trường đào tạo và phát triển Anh Ngữ đỉnh cao với các chương trình đào tạo hấp dẫn : Anh Văn Thiếu Nhi - Anh Văn Giao Tiếp - Luyện Thi TOEIC - IELTS... Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0937.26.1618

học tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

dạy tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Tại sao sinh viên thường bỏ cuộc với tiếng Anh?

Nhiều người đặt mục tiêu giỏi tiếng Anh khi lên đại học vì sẽ có nhiều thời gian rỗi. Nhưng động lực không rõ ràng, phương pháp không phù hợp khiến không ít sinh viên bỏ ngỏ mục tiêu này.
Trước khi bước vào giảng đường đại học, các sinh viên thường có một khoảng thời gian tiếp xúc với tiếng Anh, từ 3 đến 7 năm. Tuy nhiên, đa phần vẫn không tự tin với khả năng của mình bởi giáo án trên lớp ít ưu tiên cho giao tiếp, tập trung nhiều vào giảng dạy ngữ pháp, luyện bài tập để vượt qua các kỳ thi. Hơn nữa, học sinh thường có thói quen tiếp thu kiến thức bị động - chỉ ghi nhớ những gì thầy cô yêu cầu mà không tự tìm hiểu thêm, không chủ động sử dụng tiếng Anh trong nhiều tình huống.
Với nền tảng như trên, khi bước lên môi trường đại học, nhiều sinh viên gặp khó với việc học tiếng Anh và trở nên nản chí, bỏ cuộc.
Khó khăn lớn nhất với các sinh viên này là thói quen học thụ động từ thời phổ thông khiến họ không có được mục tiêu rõ ràng khi vạch kế hoạch học tập. Ở bậc đại học, sẽ không có thầy cô nào "cầm tay chỉ việc" như phương pháp trước đó, khiến sinh viên bị mất định hướng. Ngoài một số ít sinh viên có mục tiêu rõ ràng như học để tìm cơ hội du học, để kiếm việc làm tốt, đa phần không biết mình nên bắt đầu như thế nào cũng như tập trung vào đâu. 
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên gặp khó khi phải học lại từ đầu, vì vốn tiếng Anh đã mai một khi họ từng có tâm lý học chỉ để đối phó với các kỳ thi. Chia sẻ về kinh nghiệm này, bạn Nguyễn Đức Cường, sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết khi đăng ký học thêm thì được xếp vào lớp dành cho người mới bắt đầu. Lý do là điểm thi xếp lớp ở mức thấp dù Cường từng được học từ lớp 6. Chỉ sau một khóa kéo dài 3 tháng, cậu sinh viên này chán nản và bỏ lớp khi vừa phải lấp đầy những lỗ hổng kiến thức đã quên vừa phải ôn lại kiến thức cũ đã biết. Với trình độ của mình, Cường hoang mang không biết phải học theo lớp nào thì phù hợp. 
Phương pháp không khoa học cũng sẽ khiến sinh viên không tìm thấy niềm cảm hứng khi học tiếng Anh. Không ít sinh viên tiếp tục ôn luyện sâu vào ngữ pháp như cách họ từng học thời phổ thông. Trong khi đó, theo các chuyên gia, mục đích cao nhất của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp và làm việc, do đó điều cần tập trung là kỹ năng nghe, nói, học từ vựng, rèn luyện kỹ năng viết. Phương pháp học các kỹ năng này hoàn toàn khác so với cách tiếp cận tiếng Anh mà sinh viên từng biết. 
Ngoài ra, một lỗi khác mà nhiều sinh viên mắc phải là không quản lý tốt quỹ thời gian của mình. Khác với chương trình phổ thông với thời khóa biểu cố định và sự thúc giục từ gia đình thầy cô, khi vào trường Đại học, sinh viên phải tự quyết định thời khóa biểu. Ngoài giờ học trên giảng đường, sinh viên còn tham gia nhiều chương trình ngoại khóa, giao lưu khác. Sự thay đổi đột ngột về môi trường và phương pháp khiến sinh viên khó đưa ra một thời khóa biểu khoa học cho việc học tiếng Anh. Nhiều người có thể hăng hái học lúc đầu, nhưng sau một thời gian không kiên trì thì bỏ dở. 
Thầy giáo Nguyễn Anh Đức, tác giả cuốn sách "Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh theo phương pháp Do Thái" cho rằng sinh viên nên xác định mục tiêu học để làm chủ tiếng Anh, và nên học theo các dạng bài thi cụ thể như IELTS, TOEFL, TOEIC. Trong quá trình đó, sinh viên cần tập trung vào hai kỹ năng nghe và giao tiếp. Kỹ năng nghe giúp rèn luyện khả năng phát âm, còn giao tiếp càng nhiều càng tốt để rèn luyện khả năng diễn đạt.  
Ngoài ra, điều quan trọng  là tìm được một người thầy giỏi, thầy giáo Nguyễn Anh Đức khuyên. Một người có trình độ sư phạm sẽ đưa ra được những lời khuyên, bài học chuyên nghiệp khác hẳn với những ai chỉ giỏi tiếng Anh mà không có kỹ năng giảng dạy. Khi rơi vào tâm lý chán nản hoặc học sai cách, người thầy giỏi cũng sẽ giúp sinh viên trở về đúng lộ trình phải đi. 
Tuy nhiên,yếu tố quan trọng nhất khi học tiếng Anh vẫn là chính mình, thầy giáo khẳng định. Chỉ có sinh viên mới là người duy nhất có quyền quyết định thái độ học tập, tần suất học, sự tập trung khi học, và cả tham vọng làm chủ tiếng Anh của riêng mình. Khi ai đó vào đại học, tức là người đó đã trưởng thành và cần học cách chịu trách nhiệm cho chính mình. Dù tiếng Anh của bủa vây xung quanh họ hay có một người thầy giỏi, chính người học mới là quyết định có tìm đến và làm chủ nó hay không.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
");