Wellcome to Royal International School - Trường Đào Tạo Ngoại Ngữ Hoàng Gia - Trường đào tạo và phát triển Anh Ngữ đỉnh cao với các chương trình đào tạo hấp dẫn : Anh Văn Thiếu Nhi - Anh Văn Giao Tiếp - Luyện Thi TOEIC - IELTS... Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0937.26.1618

học tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

dạy tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

HỌC TOÁN ĐỂ LÀM GÌ ?

HỌC TOÁN ĐỂ LÀM GÌ ?

Trong suốt thời gian tôi đi dạy toán , mỗi năm tôi loại tiếp nhận một lớp học sinh khác. Các em học sinh mỗi năm không giống các em năm trước. Có lẽ do ngày càng chủ động nắm bắt thông tin nhiều hơn nên mỗi lứa học sinh “lém lỉnh”, năng động hơn đàn anh, đàn chị. Nhưng có một cái tật hình như có tính “di truyền” : Các em luôn kêu khổ khi thầy cô cho bài tập. Kêu để mà kêu thôi, có khi vừa kêu khổ vừa vui vẻ làm bài. Có em lại đặt câu hỏi: “Mình học toán làm gì vậy thầy ?”. Có lẽ các em sẽ dễ trả lời câu hỏi này nếu đặt ra cho bộ môn vật lý, hóa học, ngoại ngữ v.v…chứ còn đối với môn toán có vẻ như chỉ cần một cái máy tính bỏ túi và một ít khái niệm cơ bản để tính toán là đủ. Vậy thì học toán cho nhiều có lợi gì cơ chứ?

+ Toán học hỗ trợ cho vật lý:
Có thể nói toán và vật lý là hai bộ môn khăng khít với nhau nhiều nhất. Nhiều ngành quan trọng của toán học: hình học, đại số, giải tích v.v… luôn phát triển để mô tả và tìm hiểu thế giới vật lý của chúng ta chính xác hơn, cặn kẽ hơn. Nhiều phát kiến, lý thuyết vật lí quan trọng được xậy dựng từ tính toán hơn là từ thực tiễn. Đã có thời người ta nhạo báng Paul Dixac vì từ tính toán ông đã khẳng định phải tồn tại những “điện tử mang năng lượng âm”. Phải sau 7 năm lao động gian khổ, những nhà vật lý mới thấy được những hạt position với những tính chất đặc trưng mà Dixac đã dự đoán và mô tả. Và thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein làm rung động nền vật lý cổ điển với  những ý tưởng “điên rồ”: Không gian bốn chiều, sự co giãn của thời gian, ánh sáng bị bẻ cong khi qua trọng trường v.v…là sản phẩm của suy luận, tính toán trước khi được kiểm tra bằng thực nghiệm.

+ Toán học hỗ trợ cho môn hóa học:
Không chỉ đơn thuần là làm việc với hóa chất, các dũng cụ thí nghiệm mà nhà hóa học còn cần đến sự hỗ trợ của nhiều ngành toán học: lí thuyết xác suất, thống kê, lí thuyết cấu trúc v.v… Nhiều người đã đùa rằng Mendeleev đã “tạo ra” các  nguyên tố mới hơn là phát hiện ra chúng.   Vận dụng lí thuyết cấu trúc, tương quan định lượng giữa các nguyên tố, năm 1871, ông quả quyết rằng phải tồn tại nhiều nguyên tố, mà 3 trong số đó là êka nhôm, êka bo và êka silic. Ông cũng mô ta cặn kẽ tính chất của 3 nguyên tố đó. Trong khoảng 15 năm sau, người ta đã phát hiện ra chúng với những tính chất như ông mô tả: êka nhôm được tìm ra năm 1875 ở Pháp và được mang tên là Gali; êka bo được tìm ra ở Thụy Điển năm 1879 và được đặt tên là Scandi; êka Silic được tìm ra ở Đức năm 1886 và được đặt tên là Giéc-ma-ni

+ Toán học hỗ trợ cho các ngành khác:
Lý và hóa là chốn thân thiết của toán đã đành, ta chọn thử những ngành xa lạ xem sao, đó là  thiên văn và địa lý , nhưng môn chủ yếu là quan sát và ghi nhận. Trái đất của chúng ta là một hạt cát trong không gian vô tận của vũ trụ. Việc phát hiện ra các vì sao, chòm sao, các thiên hà không thể chỉ trông cậy vào việc dời kính thiên văn một cách hú họa lên bầu trời. Nhiều vì sao đã được phát hiện ra bằng tính toán trước khi người ta nhìn thấy nó. Trong nhiều trường hợp Dauss đã phát hiện ra vị trí của hành tình Xô rét. Và những tín hiệu phát vào không gian vô tận, mong tìm được sự kết nối trái đất với một hành tinh có sự sống văn minh khác cũng là những tín hiệu phản ánh những nội dung toán học cơ bản ở những hành tinh khác nhau.
Còn trên trái đất chúng ta, ngành địa lý, bản đồ học, địa chất cũng khó tiến xa được nếu không có sự hỗ trợ của các ngành có liên quan: thống kê, trắc địa cao cấp, hình học xạ ảnh v.v..
Trong cuộc sống ngày nay, khó tìm được một ngành không có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến toán học. Với ngành sinh vật học chẳng hạn, để xây dựng và phát triển ngành di truyền học, những nhà sinh vật học phải am tường lí thuyết xác suất, thống kê, lí thuyết mô hình, đồ thị v.v…
Có thể nói nếu không có ý niệm gì về toán thì không thể trở thành một con người văn minh được. Và dù không trực tiếp giảng dạy hay nghiên cứu toán học thì người ở ngành nghề nào cũng cần quan tâm đến toán học. Tổng thống Abraham Lincoln khi còn là môt luật sư rất chăm học toán để rèn luyện lý luận cho sắc bén, chặt chẽ. Napoleon đại đế thì coi việc nghiên cứu các bài toán hữu dụng cho việc chọn lựa chiến lược, chiến thuật của những trận chiến sau này. Leonardo de Vinci, một họa sĩ lừng danh, cũng là một nhà toán học đóng góp nhiều cho lí thuyết các phép chiếu. Lev Tolstoi, đại văn hào Nga, rất say mê các bài toán số học dân gian. Còn Pierre Fermat, người làm điên đảo suốt ba thế kỉ với định lí Fermat lớn là một luật gia. Còn Newton và Pascal thì không biết nên xếp họ vào ngành nào là chính, vật lý hay toán học. Đọc các tác phẩm của Esbi, nhất là cuốn “Nhập môn điều khiến học”, mọi người đều có chung ý kiến: đây là một nhà toán học lớn. Nhưng Esbi là nhà sinh vật học lừng danh, tác giả cuốn “Cấu trúc của não” cơ mà! Nhưng đến nước toán học làm gỗ, đá , đất nung cũng phải bật ra tiếng nói thì quả là hết ý kiến. Số là các nhà khảo cổ có trong tay rất nhiều “trang sách” bằng đá và đất sét nung viết bằng cổ tự của người Maya. Cả nghìn năm qua, những tranh sách ấy vẫn lặng câm. Phải đến khi có sự tham gia của máy tính điện tử, một sản phẩm của toán hoc _ những phiến đất đá ấy mới bắt đầu “kể lại” về một nền văn minh có một thời rất rực rỡ.
Nhưng lớn lao hơn, không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức và kĩ năng, toán học còn đem lại niềm vui vô biên và thuần khiết, còn góp phần rèn luyện tính cách con người. Toán học rèn luyện tính chính xác và lòng trung thực. Toán học rèn luyện lòng kiên nhẫn và khả năng tập trung tư tưởng. Học toán là được sống trong một thế giới hòa đồng và bình đẳng, thế giới mà “vua chúa cũng không có một con đường riêng để học toán”, thế giới mà con người dù ăn mặc, sinh sống bằng cách thức khác nhau, ở xứ sở giàu mạnh hay nghèo đói, tất cả đều có chung một ngôn ngữ toán, cùng hướng đến mục tiêu, nhíu mày trước một bài toán khó và cùng có nỗi vui sướng ngập lòng khi vượt qua trở ngại. Không có gì đẹp hơn khuôn mặt của các em khi tập trung tinh thần vào một bài toán, dẫu khuôn mặt ấy đen đúa hay trắng trẻo, xinh xắn hay xấu xí. Và ô kìa, khuôn đã dần nở ra một nụ cười rạng rỡ, hào quang chợt bùng lên trên khuôn mặt: một “Đức Phật” vừa giáo ngộ chân lý.
Các em! Các em là những người đang theo học môn toán. Đó là bầu trời mênh mang cho các em vùng vẫy chao lượn. Xin các em đừng bó hẹp khung trời ấy trong một số bài toán, một số sách toán rồi quanh quẩn những bước cứ mòn như những chú chim trong lòng. Xin đừng làm chú họa mi trong lồng son để mà chờ nghe ngợi khen giọng hót. Mà hãy mở rộng tâm hồn, bình tĩnh nắm vững giả thiết của mọi vấn đề trong cuộc sống, những giả thiết thường khi không có số và hình, suy xét, cân nhắc cẩn thận và mạnh dạn đi đến cách giải quyết chính xác, đơn giản, sáng tạo và phù hợp với quy luật của sự tiến bộ: Các em là cánh hải âu tự do trong bể trời toán học.
Phạm Minh Huy-11A1
(Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
");