Wellcome to Royal International School - Trường Đào Tạo Ngoại Ngữ Hoàng Gia - Trường đào tạo và phát triển Anh Ngữ đỉnh cao với các chương trình đào tạo hấp dẫn : Anh Văn Thiếu Nhi - Anh Văn Giao Tiếp - Luyện Thi TOEIC - IELTS... Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0937.26.1618

học tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

dạy tiếng Anh thiếu nhi Gò Vấp

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

10 lý do bé không nghe lời bố mẹ

Bạn không chú ý khi con nói, bạn nói quá nhiều hoặc hay la hét... đều khiến trẻ bất hợp tác.
Để con nghe lời dường như ​là một cuộc chiến không có hồi kết của các bậc cha mẹ. Không chỉ mình bạn gặp tình huống này, nên hãy đối mặt với nó. Dưới đây là 10 lý do có thể khiến con bạn không nghe lời, và những cách ứng xử từ chuyên gia nuôi dạy trẻ, tác giả, nhà tư vấn giáo dụcMichele Borba (Mỹ):
vui-JPG[1030060264]_1364187958.jpg
Ảnh minh họa: MT.
Theo Smartparents, khi làm bố mẹ, bạn là tấm gương tốt nhất của con về cách lắng nghe. Hãy thể hiện cho con thấy bạn luôn lắng nghe những người khác, trong đó có con.
Nếu bạn hay bị phân tâm khi con nói với bạn (chẳng hạn như đang dán mắt vào màn hình TV hoặc máy tính, hay hí hoáy nhắn tin) thì bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy bạn không chú ý đến những gì bé nói. Trong trường hợp này, bạn không nên ngạc nhiên khi thấy bạn nói mà con không nghe. Hãy nhớ là, trẻ con bắt chước hành động hơn là lời nói của chúng ta. Hơn hết, hành động thì bao giờ cũng mạnh hơn lời nói, đúng không bạn.
Những từ này ngăn chặn sự lắng nghe. Khi bạn sử dụng chúng để bắt đầu nói điều gì bạn muốn nói với trẻ, chúng thường mang lại kết quả không mong đợi. Lý do là:
- Câu bắt đầu bằng "Con" có thể khiến một đứa trẻ cảm thấy như bạn đang tấn công vào nhân cách bé, đặc biệt khi bạn sử dụng cách nói cường điệu. Ví dụ: "Tôm, con chẳng bao giờ nghe lời mẹ cả". "Con lúc nào cũng quên mọi thứ".
- "Nếu": có thể như một mối đe dọa và chúng ta không muốn con vâng lời bố mẹ vì chúng cảm thấy sợ hãi hay bị đe dọa, đúng không? Hơn hết, cách tốt nhất là dạy con hành xử theo cách nào đó không phải vì sợ hãi. Ví dụ: "Nếu con không làm theo lời mẹ nói, mẹ sẽ...". Nếu con không nghe những gì mẹ nói...".
- Khi chúng ta sử dụng cụm từ "Tại sao"  nó giống như chúng ta mong đợi trẻ phải giải thích về hành vi của chúng - điều mà trẻ hầu như không thể làm được, đặc biệt khi với các bé nhỏ. Chẳng hạn: "Tại sao con không nghe lời mẹ"; "Tại sao con không làm như mẹ bảo"...
Tiến sĩ Borba gợi ý, khi muốn con nghe lời, bố mẹ nên bỏ cách nói với 3 từ trên khi đưa ra yêu cầu, để trẻ dễ tiếp thu và thực hiện.
Đôi khi, con có vẻ phớt lờ bạn hay không lắng nghe điều bạn nói vì trẻ đang phân tâm. Bất kỳ điều gì bạn muốn nói với con, hãy chắc là bé đang tập trung. Đây là điều đặc biệt đúng với trẻ nhỏ, vì các em dễ mất tập trung. Tiến sĩ Borba đề nghị những cách sau để thu hút sự tập trung của con:
- Ngồi xổm để ngang tầm với con và có sự giao tiếp mắt trước khi nói với con.
- Nhẹ nhàng nâng cằm con để con nhìn bạn, sau đó nói điều bạn muốn (nhớ là đừng sử dụng các câu mở đầu bằng "Con", "Nếu" "Tại sao").
- Sử dụng gợi ý bằng câu "Hãy nhìn mẹ và nghe những gì mẹ sắp nói". Khi bé nhìn vào mắt bạn thì mới bắt đầu nói.
Nếu bạn có thể sử dụng các tín hiệu cơ thể, chẳng hạn như chạm tay lên vai bé,   xoay mặt bé đối mặt với bạn hay nhẹ nhàng lấy hai tay ôm mặt con... thì càng hiệu quả hơn.
Mặc dù hầu hết phụ huynh bực tức thường la hét khi con không nghe lời, nhưng làm như thế chỉ làm mọi việc xấu thêm.
Các chuyên gia giáo dục khuyên bố mẹ nên làm điều ngược lại: nói nhẹ nhàng, đừng to tiếng hơn.
Thực tế, khi nói thì thầm yêu cầu có khi lại hiệu quả hơn là nâng âm lượng. Khi bố mẹ nói mềm mỏng, âm điệu đầy yêu thương, trẻ thường cảm thấy an toàn và dường như dễ dàng ngừng lại và lắng nghe. 
Nguyên tắc 10 giây tức là bạn nên chỉ nói những gì bạn muốn với con trong ít hơn 10 giây, nếu không bạn có thể nói quá nhiều và chỉ phí thời gian, khi sự chú ý của con bạn không kéo dài.
Cũng vậy, cần nói rõ ràng điều bạn muốn với con bằng câu thông báo, ví dụ: "Tôm,  ăn hết đồ ăn của con đi", "Hãy cất đồ chơi trước khi con ra ngoài", "Nhớ làm bài tập trước khi xem TV, con nhé".
Hãy đảm bảo câu thông báo của bạn phù hợp với độ tuổi và khả năng hiểu của con.
Nếu bạn muốn con làm theo một nguyên tắc hay tuân theo một yêu cầu nào đó, đừng dùng cụm từ như một câu hỏi hay một đề nghị, thay vào đó hãy dùng những câu rõ ràng, ngắn gọn.
Ví dụ, thay vì nói: "Tim, con có thích tắm bây giờ không?", hãy nói "Đến giờ tắm rồi, Tim, vào phòng tắm đi con". 
Điều này có nghĩa là bạn cố gắng lôi kéo sự chú ý của con vào lúc bé đang tập trung làm một điều khác, như làm bài tập ở nhà hay đọc sách...
Nếu bé đang làm việc gì đó mà bạn muốn con lắng nghe mình, hãy nói với bé rằng bạn cần sự chú ý của con sau một giới hạn thời gian nhất định. Chẳng hạn: "Mi, mẹ cần con nghe mẹ nói sau 5 phút nữa, con nhé".
Nếu bạn chắc chắn con đã nghe được yêu cầu của bạn và bạn đã đưa ra hướng dẫn phù hợp với khả năng hiểu của bé, nhưng con vẫn không nghe lời, bạn cần cho bé thấy hậu quả của hành động đó.
Ví dụ, bạn có thể nói yêu cầu của bạn, theo sau là hậu quả nếu con không tuân theo: "Mẹ biết con muốn đi chơi nhưng con phải ăn xong đã". Nếu bé không làm, vẫn nằn nì ra ngoài chơi, bạn có thể chỉ cần nói vấn đề hiển nhiên: "Xin lỗi con, con không ăn hết nên không ra ngoài được". Hãy nhất quán trong việc làm này, để bé biết rằng bạn mong đợi con nghe lời ngay lần đầu bạn nói điều gì đó, chứ không cần nhắc lại yêu cầu 2, 3 hay 4 lần.
Hãy để bé chú ý và nói yêu cầu của bạn rõ ràng. Nếu bé không nghe theo, áp dụng hệ quả.
Nếu bạn cố gắng áp dụng các cách trên mà con vẫn không nghe, thì cần thời gian để nghiên cứu kỹ hơn. Có thể bé cố tình không nghe lời bạn. Có thể bé làm vậy để gây sự chú ý với bạn hay con đang thất vọng về bố mẹ.
Trẻ cần được cảm thấy được yêu thương, chấp nhận và đánh giá cao, đặc biệt là từ bố mẹ chúng. Đặc biệt, sự nghe lời và tôn trọng của trẻ có ý nghĩa với chính bé vì nó xuất phát từ mong ước được bố mẹ "nhìn thấy" và "nghe thấy". Nếu bé không làm như thế khi bạn đã làm mọi cách thì chắc chắn có vấn đề gì đó trong mối quan hệ giữa bố mẹ, con cái chưa được giải quyết.
Nếu con bạn có vẻ có vấn đề về lắng nghe và việc này lặp đi lặp lại, nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bé có thể gặp vấn đề về khả năng nghe hoặc một bệnh lý khác. 
Dạy trẻ lắng nghe sẽ đặt nền tảng cho tương lai của bé, như các chuyên gia nói lắng nghe và giao tiếp là những kỹ năng rất quan trọng để thành công và thích nghi trong cuộc sống. Vì vậy, ngay cả có những lúc bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc trong quá trình muốn con cải thiện kỹ năng lắng nghe, bạn vẫn nên kiên định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
");